Nhân giống sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật theo công nghệ hiện đại đã được Thucvat.com.vn thực hiện thành công.
Việc áp dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật là hướng phát triển mới của ngành nông lâm nghiệp hiện nay. Thời gian qua, cán bộ của phòng đã triển khai thực hiện mô hình nhân giống sâm Ngọc Linh bằng phương pháp truyền thống từ gieo hạt và phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật theo công nghệ hiện đại.
Mục đích nhằm sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm nguồn cây giống tốt, có chất lượng và đạt hiệu quả cao phục vụ công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen quý hiếm tại Sa Pa. Từ đó, hướng tới cung cấp cây giống cho đồng bào dân tộc sống trong vùng lõi, vùng đệm của Thucvat.com.vn, góp phần tạo sinh kế và giảm thiểu áp lực vào rừng.
Sâm Ngọc Linh tên khoa học là Panax Vietnamensis, là thảo dược quý hiếm có hàm lượng Saponin cao nhất trong các loại nhân sâm trên thế giới. Loại sâm này được xếp vào hạng thượng đẳng, có giá trị kinh tế cao. Sâm Ngọc Linh có tác dụng trong việc bồi bổ sức khỏe, gia tăng tuổi thọ, phòng tránh các bệnh tật.
Cán bộ của phòng đã thử nghiệm nhân giống sâm Ngọc Linh bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật cho thấy, các mẫu nuôi cấy hình thành mô sẹo nhanh, tạo ra protocorm nhiều, từ một mẫu có thể nhân ra được rất nhiều mẫu, có ưu điểm vượt trội hơn. Hệ số nhân giống nhanh, chủ động về thời gian và mùa vụ cần nhân giống.
Trong khi đó, nhân giống sâm Ngọc Linh bằng phương pháp truyền thống gặp nhiều khó khăn hơn phương pháp nuôi cấy mô, vì thu hoạch hạt giống theo thời vụ, gieo hạt trực tiếp tạo ra số lượng cây giống ít, khả năng phát tán sâu bệnh cao.
Sa Pa là nơi có khí hậu trong lành mát mẻ, thuận lợi, nằm ở độ cao trung bình từ 1.200m – 1.800m với những ưu đãi từ các điều kiện mà thiên nhiên ban tặng. Với điều kiện cơ sở vật chất phòng nuôi cấy mô tế bào hiện có, thời gian tới Thucvat.com.vn sẽ tiếp tục nghiên cứu nhân giống, thực hiện các bước đưa cây từ phòng nuôi cấy mô ra ngoài tự nhiên trồng.
Sau đó, sẽ đánh giá chất lượng cây so với cây nhân giống tự nhiên để tìm ra quy trình nhân giống sâm Ngọc Linh đạt kết quả cao, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng để phục vụ cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát triển nguồn gen quý hiếm.
Sâm Ngọc Linh từ cây giống nuôi cấy mô đơm hoa kết trái trên đất lành Đà Lạt
Sau 4 năm thực hiện, kết quả "Nghiên cứu khả năng ra hoa, tạo hạt của cây sâm Ngọc Linh invitro tại Đà Lạt" do Ban Quản lý Khu Công nghệ sinh học và Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà Lạt thực hiện đã mở ra hướng đi mới cho việc bảo tồn, nhân giống, chăm bón, phát triển cây sâm Ngọc Linh ở đất lành Đà Lạt.Sau 4 năm thực hiện, kết quả “Nghiên cứu khả năng ra hoa, tạo hạt của cây sâm Ngọc Linh invitro tại Đà Lạt” do Ban Quản lý Khu Công nghệ sinh học và Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà Lạt thực hiện đã mở ra hướng đi mới cho việc bảo tồn, nhân giống, chăm bón, phát triển cây sâm Ngọc Linh ở đất lành Đà Lạt.
Từ những cây giống sâm Ngọc Linh có nguồn gốc nuôi cấy mô (invitro), nhóm nhà khoa học công tác tại Ban Quản lý Khu Công nghệ sinh học và Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà Lạt đã tiến hành nuôi trồng trên 12 loại giá thể khác nhau, chế độ dinh dưỡng khác nhau và điều kiện sinh thái khác nhau (2 điều kiện nhà kính, 1 điều kiện nhà mái che kiên cố và 1 điều kiện trồng ngoài tự nhiên).
Sau đó khảo sát ảnh hưởng của từng loại giá thể, chế độ dinh dưỡng, điều kiện sinh thái đối với khả năng thích nghi, sinh trưởng, phát triển và ra hoa của cây sâm Ngọc Linh. Kết quả ghi nhận được cho thấy ảnh hưởng của các loại giá thể nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng khác nhau đến sự sinh trưởng của cây sâm invitro trong cùng một điều kiện nhà kính.
Giá thể phù hợp cho việc trồng sâm Ngọc Linh in vitro tại Đà Lạt là đất mùn (hỗn hợp phân bò khô và xơ dừa), chế độ dinh dưỡng N-P-K (đạm, lân, kali) tỷ lệ phù hợp theo từng giai đoạn phát triển. Sâm phát triển mạnh về chiều cao, thân lá, đường kính tán, số lá trên cây ra nhiều và xanh, thân cây to và cứng cáp, rễ phát triển mạnh, đường kính củ cũng phát triển. Cây 5 tuổi đạt khối lượng thân rễ củ trung bình 77,5 g, đặc biệt có cây đạt 94,9 g.
Ở điều kiện nuôi trồng khác nhau cho kết quả khác nhau: Tỷ lệ sống sót của cây sâm Ngọc Linh đạt cao nhất ở nhà kính tại khu vực Đà Lạt (79,8%), tiếp theo là khu vực ngoài trời hồ Tuyền Lâm (70,0%), khu vực nhà mái che (61,0%) và thấp nhất tại khu vực xã Đạ Sar - Lạc Dương (40%).
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, chỉ có 2 mô hình có cây ra hoa là tại khu vực nhà kính Đà Lạt và khu vực rừng hồ Tuyền Lâm (2 điều kiện nuôi trồng đã có 25 cây ra hoa tạo quả). Hai mô hình tại khu vực xã Đạ Sar và nhà mái che kiên cố khu vực hồ Tuyền Lâm không có cây cho hoa. Các yếu tố sinh thái tại 2 khu vực trên chưa phù hợp.
Khả năng tích lũy saponin của cây sâm Ngọc Linh có nguồn gốc nuôi cấy mô so với sâm tự nhiên (4 - 5 tuổi) trồng tại vùng núi Ngọc Linh (ở Quảng Nam, Kon Tum) cho thấy: Sâm Ngọc Linh có nguồn gốc nuôi cấy invitro, hàm lượng saponin trong cây 4 năm tuổi có hàm lượng G-Rg1 và G-Rb1 tương đương cây sâm Ngọc Linh 4 năm tuổi được trồng tại vùng núi Ngọc Linh.
Riêng hàm lượng M-R2 thấp hơn (1,389 so với 2,040), đạt 68% so với sâm trồng tại vùng núi Ngọc Linh. Tính tổng thể, so sánh ở cây 4 năm tuổi: hàm lượng saponin của cây sâm Ngọc Linh có nguồn gốc nuôi cấy invitro đạt 85% so với cây sâm được trồng tại vùng núi Ngọc Linh.
Đối với sâm Ngọc Linh có nguồn gốc nuôi cấy invitro 5 năm tuổi hàm lượng G-Rg1, G-Rb1 và M-R2 thấp hơn cây sâm Ngọc Linh 5 năm tuổi được trồng tại vùng núi Ngọc Linh, tuy nhiên vẫn đạt tiêu chuẩn dược điển sâm Việt Nam của Bộ Y tế ban hành. Nhưng khối lượng trung bình (77,50 g) thu nhận được tại điều kiện Đà Lạt tương đương khoảng 10-15 củ/kg thì củ to hơn, hiệu quả mang lại tương đối cao.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, trong củ và rễ của sâm Ngọc Linh (tên khoa học Panax vietnamensis Ha et Grushv.) đã phân lập được 32 hoạt chất saponin, trong lá và cọng đã phân lập được 19 hoạt chất.
Saponin là một trong những thành phần hóa học của nhân sâm có hiệu quả rất tốt cho sức khỏe con người, có tác dụng chữa cholesterol trong máu, làm dịu cơn đau, bảo vệ tế bào gan, tăng tốc tổng hợp đạm, tăng hoạt động của thận, giúp tập trung, chống mệt mỏi, phục hồi trí nhớ, chống khối u, ngăn chặn ung thư, tăng sức khỏe cho xương, kích thích khả năng hệ miễn dịch... T
rong sâm Ngọc Linh còn có 17 axitamin, 20 chất khoáng vi lượng và hàm lượng tinh dầu là 0,1%. Với hàm lượng vi chất nhiều và có giá trị đặc hữu nên sâm Ngọc Linh - còn gọi là sâm Việt Nam được xếp vào một trong 4 loài sâm quý nhất thế giới.
Sâm Ngọc Linh phát triển trên thảm mục của rừng, chứ không nằm sâu trong đất, vì thế chỉ cần tạo ra thảm mục tốt giá thể tốt để nó phát triển. Trước đây, cây sâm Ngọc Linh mọc hoang dã trong điều kiện tự nhiên ở độ cao thích hợp từ 1.200 m trở lên, trong điều kiện thời tiết 20oC, cây sâm con được mọc lên từ hạt.
Với giá trị dược liệu và giá trị kinh tế cao nên sâm tự nhiên bị khai thác bừa bãi theo kiểu tận diệt, trữ lượng không còn đáng kể. Biện pháp nuôi trồng sâm hoàn chỉnh giúp có thể chủ động trong nguồn cung cấp sâm; nhưng việc trồng sâm bằng hạt trong điều kiện ngoài tự nhiên cây sâm dễ bị các loại bệnh như rỉ sắt, thối cổ rễ (rễ nhũn dần), bệnh vàng lá, nhất là không chủ động được nguồn giống.
Hơn nữa việc nuôi trồng theo phương pháp truyền thống sẽ cần diện tích canh tác lớn; loài sâm này chỉ có thể tăng trưởng trong những điều kiện nhất định, nên những khu vực có thể trồng trọt là rất hạn chế. Mặt khác, lượng sâm thu được cũng không nhiều do củ sâm 5-6 tuổi có khối lượng tươi bé nhất khoảng 5-7 g, lớn chỉ khoảng 50-70 g.
Hiện nay, giá sâm Ngọc Linh tăng lên rất cao, đạt 40-50 triệu đồng/kg sâm tươi (trên 20 củ) và 60-80 triệu đồng/kg sâm tươi (dưới 20 củ)...
Hiện nay, hai tỉnh có khu vực trồng và phát triển cây sâm Ngọc Linh đó là Quảng Nam và Kon Tum, các khu vực trồng sâm đều nằm trên núi cao, có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình 20-23°C, nhiệt độ cao nhất 28°C, nhiệt độ thấp nhất 5-10°C.
Nhờ có những vùng khí hậu mát mẻ, cây sâm mới có thể tồn tại và phát triển ở đất nước ta - nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Việc nghiên cứu điều kiện nuôi trồng cây sâm Ngọc Linh từ cây giống invitro (nuôi cấy mô) ở điều kiện nhà kính và tự nhiên tại Đà Lạt, nghiên cứu được các loại giá thể phù hợp cho cây sâm Ngọc Linh invitro trên vùng đất mới, thử nghiệm các chế độ phân bón dinh dưỡng sao cho vừa đảm bảo năng suất, vừa đạt được chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của cây dược liệu, và đặc biệt là tìm ra dải điều kiện các nhân tố sinh thái môi trường như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng để cho cây sinh trưởng và phát triển tốt; nghiên cứu việc xây dựng quy trình xử lý và ươm gieo hạt giống; tiêu chuẩn cây con xuất vườn từ cây nuôi cấy mô invitro... mà đề tài đã thực hiện trong suốt 4 năm qua sẽ là cơ sở khoa học vững chắc khẳng định việc có thể di thực cây sâm Ngọc Linh tới các vùng có điều kiện sinh thái tương tự như Đà Lạt nhằm mở rộng vùng trồng sâm.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, với điều kiện nuôi trồng ở Đà Lạt và cách thức bố trí thí nghiệm tương đồng với vùng núi Ngọc Linh thì cây sâm Ngọc Linh hoàn toàn có thể thích nghi và sinh trưởng tốt; cây sâm giống tạo ra từ nuôi cấy mô vẫn đơm hoa kết trái.
Việc ứng dụng nuôi cấy mô để nhân giống cây sâm Ngọc Linh sẽ tạo ra một nguồn cây giống lớn cung cấp cho các khu vực trồng sâm Ngọc Linh là một hướng để giải quyết những hạn chế còn tồn tại của phương pháp nhân giống truyền thống (nhân giống bằng hạt).
Mặt khác, việc nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô sẽ tạo ra số lượng cây giống nhiều đủ để cung cấp cho người dân, từ đó có thể xã hội hóa việc trồng sâm Ngọc Linh, mang lại lợi ích kinh tế và phát triển thương hiệu sâm Việt Nam trên thế giới. Từ đó, sâm Ngọc Linh - một dược liệu đặc hữu của Việt Nam sẽ vượt khỏi không gian của núi rừng Ngọc Linh bén rễ trên đất lành Đà Lạt.