>>Xem Thêm: Giống Cây Keo Lai Nuôi Cấy Mô Số Lượng Lớn Tại TP.HCM
Giống Gừng Nuôi Cấy Mô
- Gừng là loại cây đặc sản cho giá trị kinh tế cao, tuy vậy diện tích còn rất manh mún, sản lượng chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Kết quả từ đề tài “Nghiên cứu đánh giá, nhân giống và kỹ thuật trồng Gừng Bắc Kạn” do Công Ty TNHH Công Nghệ Sinh Học Thực Vật thực hiện đang mở ra nhiều triển vọng, vừa bảo tồn giống Gừng quý, vừa giúp người dân tăng thu nhập.
- Gừng là loại cây đặc sản cho giá trị kinh tế cao, tuy vậy diện tích còn rất manh mún, sản lượng chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Kết quả từ đề tài “Nghiên cứu đánh giá, nhân giống và kỹ thuật trồng Gừng Bắc Kạn” do Công Ty TNHH Công Nghệ Sinh Học Thực Vật thực hiện đang mở ra nhiều triển vọng, vừa bảo tồn giống Gừng quý, vừa giúp người dân tăng thu nhập.
- Gừng vốn là loài cây mọc hoang dại tại các vùng núi cao. Củ Gừng có hương vị đặc biệt, mùi thơm rất đặc trưng không lẫn với những loại Gừng khác. Củ Gừng thường được người dân giã, vắt lấy nước làm phụ gia bảo quản để thực phẩm được tươi lâu. Đặc biệt các món ăn truyền thống của người miền núi như lạp xường, thịt nướng sẽ rất thơm ngon nếu có gia vị là gừng. Bên cạnh đó, Gừng còn được làm thành tinh bột dùng trong chế biến và là loại dược liệu quý có tính kháng sinh cao, dùng chữa các bệnh viêm nhiễm, xương khớp, đau bụng, bệnh tim mạch… Do những đặc tính nói trên, cây Gừng trong tự nhiên bị khai thác ồ ạt đến cạn kiệt. Để tìm được gừng, người ta phải bỏ nhiều công sức đi tìm và khai thác, nhưng cũng không tìm được số lượng lớn. Để chủ động có nguồn củ phục vụ đời sống, lâu nay đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao... tại các huyện Na Rì, Ngân Sơn, Ba Bể, Chợ Đồn đã đưa cây Gừng về trồng tại các hốc đá, quanh vườn nhà với số lượng nhỏ- chỉ đủ để phục vụ nhu cầu của gia đình...
- Theo đồng chí Bàn Văn Bảo- Phó Chủ tịch UBND xã Liêm Thủy (Na Rì) thì Gừng trong thiên nhiên ngày một khan hiếm. Có khi người dân đi cả buổi cũng chỉ tìm được 1 - 2 gốc, thu được chừng 2 lạng củ, thậm chí còn phải về tay không. Mỗi dịp Tết Nguyên đán, do khan hiếm nên giá Gừng khá đắt, giao động từ 700.000 - 1 triệu đồng/kg. Trong khi đó, giá Gừng thông thường chỉ khoảng 20.000 đồng/kg. Trên địa bàn xã có một số hộ trồng gừng, nhưng diện tích trồng cũng chỉ vài chục mét vuông. Mặt khác, do đặc tính sinh học, loài Gừng ưa đất trên núi cao, trong các hốc đá. Ng dân đưa về trồng, chăm sóc không đúng kỹ thuật nên cây phát triển kém, nguồn củ giống khan hiếm. Nếu tỉnh sản xuất được cây giống số lượng lớn, phổ biến quy trình kỹ thuật canh tác khoa học sẽ giúp người dân mở rộng diện tích, Gừng sẽ thực sự trở thành hàng hóa giúp xóa đói giảm nghèo hiệu quả.
- Trước yêu cầu của thực tiễn sản xuất, giá trị về khoa học, nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, Công Ty TNHH Công Nghệ Sinh Học Thực Vật đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá, nhân giống và kỹ thuật trồng Gừng Bắc Kạn”. Mục tiêu của nhiệm vụ này là phát triển cây Gừng theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm lớn đúng với giá trị của nó nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, góp phần tăng thu nhập cho người dân. Bắt đầu triển khai từ năm 2012, đến hết năm 2014, đơn vị chủ trì đã nghiên cứu và nhân giống Gừng thành công bằng phương pháp nuôi cấy mô. Qua nghiên cứu thử nghiệm, Công Ty TNHH Công Nghệ Sinh Học Thực Vật đã đưa ra được quy trình nhân giống, trồng Gừng bằng giống nuôi cấy mô và quy trình trồng Gừng bằng củ giống thông thường. Các nhà khoa học đã sản xuất được 22.000 cây con Gừng nuôi cấy mô. Cây con giống Gừng nuôi cấy mô đạt tiêu chuẩn cây giống, không nhiễm sâu bệnh. Sản phẩm củ giống không bị nhiễm bệnh, tỷ lệ nảy mầm cao.
Gừng trồng từ cây giống nuôi cấy mô cho năng suất cao hơn phương pháp trồng bằng củ thông thường.
- Đề tài đã tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng Gừng từ cây nuôi cấy mô và trồng từ củ giống thông thường theo hướng thâm canh tăng năng suất cho 200 người dân địa phương. Đồng thời xây dựng được 02ha trồng Gừng tại các xã Liêm Thủy (Na Rì). Hiện các mô hình trồng Gừng cây sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống cao. Thực tế sản xuất cho thấy, năng suất của mô hình trồng Gừng Bắc Kạn từ cây nuôi cấy mô cho năng suất trung bình 56,25 tạ/ha. Nếu tính giá Gừng chỉ 200.000 đồng/kg, Gừng trồng từ củ giống thông thường cho thu lãi 744,9 triệu đồng/ha/2 năm; Gừng trồng từ giống nuôi cấy mô cho lãi 817,2 triệu đồng/ha/2 năm. Do vậy việc mở rộng quy mô trồng Gừng là rất có triển vọng.
- Toàn bộ kết quả nghiên cứu nói trên đã được chuyển giao cho Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ - Sở KHCN Bắc Kạn tiếp nhận, quản lý và đưa vào ứng dụng. Sau khi trồng thí điểm thành công tại xã Liêm Thủy, cây Gừng có thể trở thành một giống cây trồng mũi nhọn mới cho người dân các địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp. Qua đó giúp đồng bào đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế hiệu quả./.
>>Xem Thêm: Giống Dứa MD2 Nuôi Cấy Mô Số Lượng Lớn Tại TP.HCM