Dịch vụ Thiết Kế, Cố Vấn, Hướng Dẫn, Tư Vấn Mở Phòng Thí Nghiệm Nuôi Cấy Mô Chuyên Nghiệp
Ngày nay, trong thời đại công nghệ 4.0 là thời đại mà nhu cầu đòi hỏi về chất lượng sản phẩm ngày càng khắt khe hơn, việc chuyển mình sang nông nghiệp công nghệ cao cũng đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Chúng tôi tin rằng, trong tương lai, nông nghiệp công nghệ cao là ngành được nhiều người quan tâm, đầu tư và nghiên cứu.
Nuôi cấy mô thực vật, là một lĩnh vực rất tuyệt vời, vì nó có khả năng nhân nhanh mẫu mô, tạo được cây hoàn chỉnh, sạch bệnh trong thời gian ngắn. Dưới đây là bài viết mà Thucvat.com.vn soạn thảo nhằm mục đích giới thiệu cách thiết kế sơ bộ một phòng nuôi cấy mô thực vật, hi vọng sẽ đem đến những thông tin bổ ích cho Quý bạn đọc. thiết kế phòng lab. cùng thucvat.com.vn bắt đầu nào !
Phòng nuôi cấy mô thực vật là phòng được thiết kế để thực hiện quá trình nuôi cấy mô thực vật. Quá trình nuôi cấy mô thực vật là quá trình duy trì và nuôi cấy các tế bào, mô hoặc cơ quan thực vật trong một điều kiện vô trùng trên một môi trường nuôi cấy giàu dinh dưỡng. Môi trường được pha sẵn chứa các thành phần dinh dưỡng cố định, đảm bảo cho sự phát triển của cây khi cấy vào.
Sau đây, là một số ưu điểm của nuôi cấy mô thực vật so với phương pháp truyền thống
NCM thực vật giúp tạo ra một số lượng lớn các cây mong muốn mà không phải trồng như phương pháp nhân bản truyền thống
NCM thực vật giúp tái sinh cây hoàn chỉnh từ các tế bào thực vật đã được biến đổi gen.
NCM thực vật giúp tạo ra cây trưởng thành nhanh chóng như mong muốn
NCM thực vật giúp tạo ra các loại hoa, quả chất lượng cao và tạo ra những tính trạng mong muốn.
NCM thực vật giúp tạo ra các cây trong điều kiện vô trùng, thuận lợi cho việc vận chuyển, hạn chế tối đa khả năng phát tán bệnh, sâu bệnh hoặc các nhân tố gây bệnh trên cây
NCM thực vật có thể tạo ra các cây là phương pháp khắc phục cho các cây có tỷ lệ nảy mầm thấp hoặc sinh trưởng yếu, khó trồng, nhờ nuôi cấy mô mà có thể duy trì được.Ví dụ: Cây hoa lan hoặc cây nắp ấm.
NCM thực vật như là một nguồn nguyên liệu sạch giúp tạo ra các cây không bị nhiễm bệnh, không bị nhiễm virus, giảm thiểu thiệt hại khi trồng thực tế.
Tiếp theo, chúng tôi xin trình bày một số phòng cần có khi thiết kế một phòng nuôi cấy mô thực vật hoàn chỉnh.
Phòng chứa hóa chất thí nghiệm và dụng cụ
Phòng này được thiết kế nhằm mục đích chứa các loại hóa chất và dụng cụ trong nuôi cấy mô tế bào thực vật
Một số hóa chất sử dụng trong nuôi cấy mô
Các chất khử khuẩn mô thực vật, vệ sinh bề mặt tủ, dụng cụ: Formaldehyde 40%; NH3 25%; Cồn 90%; NaOCl 1-15%; Ca– hypochlorite dạng bột; HgCl2; Tween 20; HCl 0,5%; Xà bông
Một số hóa chất khử trùng phổ biến dùng cho nuôi cấy mô tế bào thực vật: Calcium hypochlorite; Sodium hypochlorite; Hydrogen peroxide; Bromine water; Ethyl alcohol; Silver nitrate; Mercuric chloride; Benzalkonium chloride; Than hoạt tính
Môi trường nuôi cấy mô thực vật: Yeast extract- YE (Dịch chiết nấm men); Casein hydrolysate (Dịch thủy phân casein); CTAB; Tris- HCl; Tris- base; 2xYT Medium- EZMix™ Powder microbial growth medium; LB Broth with agar
Hóa chất cung cấp nguồn năng lượng cacbon: D-(+)- Maltose monohydrate; D-(+)- Glucose: D-(+)- Mannose: D- Mannitol: Sucrose Grade I, plant cell culture tested
Một số hỗn hợp hóa chất dinh dưỡng như: Bột chuối, nước dừa, nước cốt cà chua, dịch chiết khoai tây…
Amino axit: L- Arginine, from non- animal source, suitable for cell culture, 98.5- 101.0%: L- Asparagine BioReagent, suitable for cell culture: L- Glutamine, cell culture tested, 99.0- 101.0%, from non-animal source
Các nguyên tố đa lượng
Các nguyên tố vi lượng, loại dùng cho nuôi cấy thực vật
Vitamin và các chất bổ sung khác
Các chất điều hòa sinh trưởng: Auxin; Cytokinin; Gibberellin
Phòng rửa dụng cụ phải có bồn rửa lớn, có đường thoát nước riêng cho axit, có kệ để các thiết bị, có nguồn cung cấp ga, nước, điện và có thể không khí nén, ống chân không.
Các thiết bị dụng cụ chủ yếu
Máy sản xuất nước khử ion
Máy cất nước 1 lần
Máy cất nước 2 lần
Nồi hấp khử trùng
Tủ sấy 60 – 600oC(loại có dung tích lớn)
Đồng hồ định giờ
Các giá kim loại để dựng ống nghiệm khi hấp trong nồi hấp
Giấy nhôm hoặc hoặc hộp kim loại để tránh bị nhiễm trở lại sau khi đã khử
Phòng chuẩn bị môi trường cần có một số thiết bị chính như sau:
Tủ bảo quản
Tủ chứa hoá chất
Cân phân tích (chính xác đến 0,0001 g)
Cân kỹ thuật (chính xác đến 0,01 g)
Máy đo pH
Máy khuấy từ gia nhiệt
Tủ lạnh 100-200L
Tủ lạnh sâu (-20 đến -80oC)
Lò vi sóng hay bếp đun để đun nóng môi trường khi trộn với aga
Nếu làm trên quy mô lớn thì cần trang bị thêm: Máy rót môi trường và Máy trộn khi pha lượng lớn môi trường.
Ngoài ra trong phòng còn có:
Các dụng cụ thuỷ tinh trong suốt
Bông không thấm nước
Các dung dịch chuẩn (stock, solutions)
Màng lọc Millipore và giá đơn chịu nhiệt hoặc các phễu lọc thuỷ tinh.
Các hoá chất diệt khuẩn để xử lý mô thực vật: Calcium hypochlorite, Sodium hypochlorite, nước bromine, H2O2, HgCl2, kháng sinh gồm Rifampicin, các polymicin và vancomycin .
Phòng hấp tiệt trùng
Phòng chứa nồi hấp tiệt trùng để hấp dụng cụ, môi trường, tạo không gian tiệt trùng trước khi cấy thực vật vào.
Phòng rửa dụng cụ
Phòng sử dụng để rửa các đồ dùng sau khi thao tác, các dụng cụ, vật tư, chai lọ… Phòng rửa dụng cụ sẽ kết hợp với phòng pha môi trường để tiết kiệm không gian.
Phòng cấy vô trùng
Phòng cấy vô trùng nên là một phòng nhỏ rộng từ 10-15m2, có hai lớp cửa để tránh không khí chuyển động từ bên ngoài trực tiếp đưa bụi vào, kín, sàn và tường cần được lát gạch men hoặc sơn để lau chùi và khử trùng thường xuyên. Cửa phòng cấy nên là cửa kính vì trong khi thao tác cấy rất dễ bị phụt đèn cồn do đó cần phải dễ liên lạc với bên ngoài trong lúc cần thiết. Trên tường gắn đèn UV để khử trùng phòng.
Phòng có diện tích nhỏ khoảng 10- 15 m2, có chứa một số thiết bị quan trọng phục vụ cho quá trình cấy như:
Tủ cấy vô trùng
Thiết bị khử trùng que cấy
Quạt thông gió
Đèn tử ngoại treo tường hoặc trần nhà
Hệ thống lọc khí
Giá và bàn để môi trường đã pha sẵn
Bộ dụng cụ dùng để thao tác trong quá trình cấy: kẹp cấy, dao mổ, kim mũi nhọn, giấy lọc, bình đựng nước cất, đèn cồn
Áo Blouse, mũ trùm, khẩu trang y tế
Hoá chất xử lý buồng cấy trước khi cấy: fomadehyde (formalin)40%, NH3 25%
Phòng sinh trưởng nuôi cây
Tất cả các mẫu cấy đều được nuôi trong điều kiện nhiệt độ ánh sáng, độ ẩm, độ dài chiếu sáng, độ thông khí thích hợp. Phòng nuôi có nhiệt độ 15-30oC tùy theo mẫu cấy và mục đích của thí nghiệm. Nhiệt độ phải được phân bố đều trong toàn phòng nuôi, phải có đầy đủ ánh sáng huỳnh quang và có thể điều khiển được cường độ và thời gian chiếu sáng. Phòng nuôi phải được thổi khí đồng nhất và biên độ độ ẩm được điều chỉnh từ 20-98%.
Các giàn đèn huỳnh quang nhiều ngăn, độ chiếu sáng ở chỗ để bình nuôi cấy từ 2000-3000 lux.
Máy điều hòa nhiệt độ
Máy lắc nằm ngang 100-200 vòng/phút
Các thiết bị và dụng cụ nuôi cấy tế bào đơn
Tủ ấm.
Phòng nuôi sáng: tường nên sơn màu trắng. Các giá đèn được lắp đèn ống để chiếu sáng. Trong phòng cần gắn các máy móc kiểm tra chính xác nhiệt độ, độ ẩm.
Phòng nuôi tối: để nuôi mô và các xử lí đặc biệt. Phòng cần tất cả các điều kiện như phòng sáng chỉ khác là không cần lắp đèn chiếu sáng cho cây, cửa sổ cần được che kín bằng vải đen.
Cây sau khi được cấy sẽ được nuôi trong điều kiện nhiệt độ ánh sáng, độ ẩm, độ dài chiếu sáng, độ thông khí thích hợp.
Thông thường phòng nuôi có nhiệt độ khoảng từ 15- 30 oC tùy theo mẫu cấy và mục đích của thí nghiệm.
Nhiệt độ bắt buộc phải phân bố đều trong toàn phòng nuôi, phải có đầy đủ ánh sáng huỳnh quang (2000-3000 lux) và có thể điều khiển được cường độ và thời gian chiếu sáng.
Độ ẩm thích hợp trong phòng nuôi từ 20- 98%.
Ngoài ra, cũng cần một số thiết bị phụ trợ như: Máy điều hòa nhiệt độ; máy đo ánh sáng; nhiệt ẩm kế
Đối với kệ nuôi cấy có thể phân thành 2 phòng
Phòng nuôi sáng: được sơn màu trắng. Lắp đèn ống để chiếu sáng toàn bộ. Nên có thiết bị để đo nhiệt độ, độ ẩm
Phòng nuôi tối: Không cần lắp đèn như phòng sáng, tuy nhiên cũng cần những thiết bị theo dõi nhiệt độ, độ ẩm.
PHÒNG SINH HÓA
Dùng để tiến hành các phân tích chuyên sâu về sinh hóa, sinh học phân tử để thu nhận số liệu phục vụ công tác nghiên cứu và sản xuất. Tùy thuộc vào kinh phí đầu tư và mục đích thí nghiệm mà có thể trang bị thêm các thiết bị hiện đại như: kính hiển vi có kết nối máy ảnh kỹ thuật số, camera; tủ hút, tủ ấm; cân các loại; máy cắt tiêu bản; máy đo pH; máy ly tâm lạnh; máy PCR, máy realtime PCR; máy chạy sắc ký; máy đo quang phổ; tủ lạnh, tủ lạnh âm sâu;…
Danh sách các thiết bị phòng thí nghiệm nuôi cấy mô
Các thiết bị chính sử dụng trong nuôi cấy mô đã được liệt kê ở trên. Tuy nhiên một số thiết bị cần phải có là: tủ cấy mô, nồi hấp tiệt trùng, tủ bảo quản, thiết bị khử trùng que cấy…
Danh sách dụng cụ chính
Đã được liệt kê chi tiết ở trên. Một số dụng cụ chính như: bình cấy, các loại que cấy, dụng cụ cấy, đèn cồn…
Danh sách dụng cụ phụ
Đã được liệt kê chi tiết. một số dụng cụ phụ cần cho quá trình nuôi cấy mô như: dụng cụ rửa, pipet, ống đong, cốc…
Thucvat.com.vn chuyên thiết kế, tư vấn, cố vẫn hỗ trợ mở phòng thí nghiệm nuôi cấy mô thực vật chất lượng cao
Thucvat.com.vn với lợi thế là sản xuất tủ cấy mô, dòng thổi đứng và thổi ngang 1 người ngồi, 700mm, 900mm, 2 người ngồi thì chọn tủ có kích thước chiều ngang 1200mm, 1500mm, mang thương hiệu MM. Tủ có mẫu mã đẹp, bộ lọc HEPA chất lượng cao, quạt thổi khí xuất xứ Đức, không ồn nên giảm mệt mỏi, ù tai, nhức đầu khi kỹ thuật viên thao tác cấy chuyền thời gian lâu. Ngoài ra Thucvat.com.vn đang tổ chức các khóa học về kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật mang thương hiệu Nuôi Cấy Mô Thực Chiến, được nhiều anh chị em ngoài ngành quan tâm và theo học, trên đường khẳng định là đơn vị đào tạo Nuôi cấy mô uy tín bậc nhất Việt Nam.
Các bạn có thể liên hệ đănng ký học và khi có nhu cầu setup phòng nuôi cấy mô tại nhà, Thucvat.com.vn sẽ hoàn trả 100% chi phí học tập trước đó, nhằm đảm bảo quyền lợi tối đa và thể hiện trách nhiệm đi cùng học viên trên con đường tham gia vào lĩnh vực Nông nghiệp Công nghệ Cao đầy tiềm năng này!